Anh là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển, thích hợp để nhiều nhà đầu tư cân nhắc vào thị trường này. Với sức hút từ quốc gia này mang lại, những năm gần đây đã có nhiều người Việt đầu tư và hoạt động kinh doanh ở một số ngành nghề nhất định. Vậy thành lập công ty người Việt tại Anh có khó không? Thủ tục như thế nào? Cùng Vietkieulife đọc hết nội dung bên dưới để hiểu thêm nhé!
Những lợi ích khi thành lập doanh nghiệp tại Anh
Có rất nhiều người muốn đầu tư vào Vương quốc Anh. Vậy điều gì đã thu hút họ như vậy? Dưới đây là một số những lợi ích khi thành lập doanh tại Anh.
Anh là một trong những quốc gia có hệ thống thuế thấp nhất, nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Anh nằm trong ngưỡng tương đối thấp hơn so với các nước châu Âu phát triển khác.
Hơn nữa, thành lập doanh nghiệp tại Anh sẽ giúp nhà đầu tư nhận được nhiều lợi thế từ chính sách thương mại. Thỏa thuận thuế song phương và nguồn lao động có tay nghề cao bậc nhất cũng là những yếu tố then chốt.
Chính nhờ nền kinh tế mở cùng với chính sách minh bạch đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp cùng nhau phát triển. Nếu doanh nghiệp nào kinh doanh với mục đích tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng là khách quốc tế thì thành lập công ty tại Anh sẽ giúp họ thỏa mãn được điều đó.
Bên cạnh việc tuân thủ những quy định của nước sở tại thì thành lập doanh nghiệp tại Vương quốc Anh cũng không quá phức tạp như bạn nghĩ. Bạn chỉ cần đăng ký tên công ty, địa chỉ văn phòng, thông tin người thành lập, giấy tờ chứng minh,… là đã có thể sở hữu một công ty tại Anh.
Điều kiện thành lập công ty tại nước Anh
Loại hình kinh doanh chính tại Anh
Hiện nay, tại Vương quốc Anh gồm có hai loại hình doanh nghiệp nước ngoài chính là:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (LTD): Yêu cầu có ít nhất 1 cổ đông và 1 giám đốc, có thể cùng một người.
Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (LLP): Yêu cầu cần có ít nhất 2 thành viên trở lên.
Điều kiện tối thiểu thành lập công ty tại Anh
Để thành lập công ty tại Anh bạn cần đạt được những điều kiện tối thiểu như sau:
- Hộ chiếu của mỗi cổ đông, chủ sở hữu, giám đốc.
- Giấy tờ chứng minh về địa chỉ cư trú của các thành viên.
- Bảng mô tả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần nhất.
- Lưu ý những giấy tờ phải được dịch sang tiếng anh hoặc phiên bản dịch được chứng thực.
Thủ tục thành lập công ty người Việt tại Anh
Đăng ký xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Trước khi chuẩn bị thủ tục thành lập công ty người Việt tại Anh thì bạn cần phải đăng ký xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. Những bước chuẩn bị lần lượt như sau:
- Nộp hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Đăng ký thông tin đầu tư trên hệ thống thông tin quốc gia về việc muốn đầu tư ra nước ngoài.
- Bộ hồ sơ trên bao gồm cả bản cứng và bản scan bao gồm:
+ Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
+ Quyết định đầu tư ra nước ngoài.
+ Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ.
+ Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ.
+ Nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài nếu những dự án đầu tư thuộc một trong những lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, báo chí, phát thanh, bất động sản,…
+ Văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của cơ quan thuế.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Tùy vào từng hồ sơ mà kết quả sẽ xử lý như sau:
+ Nếu dự án có vốn đăng ký chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ tương đương 20 tỷ đồng thì lấy ý kiến bằng văn bản của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
+ Nếu dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện đầu tư thì sau khi cấp giấy chứng nhận, nhà đầu tư phải thực hiện các thủ tục để được chấp thuận cho việc vay ra nước ngoài.
+ Nếu dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc ngành nghề: báo chí, phát thanh, truyền hình thì lấy ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Ngược lại nếu hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ có văn bản thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận và nêu rõ lý do.
- Sau khi nhận được giấy chứng nhận yêu cầu sao gửi giấy chứng nhận đó cho Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Đăng ký thành lập công ty tại Vương quốc Anh
Sau khi đăng ký xin giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam thì nhà đầu tư cũng cần phải tuân thủ quy định đăng ký thành lập công ty tại Vương quốc Anh. Cụ thể, những bước đăng ký theo quy trình như sau:
- Đặt tên doanh nghiệp và kiểm tra tên đó có bị trùng trong cơ sở dữ liệu đã đăng ký trước đó không.
- Chuẩn bị biên bản thỏa thuận và điều lệ.
- Điền thông tin và đơn đăng ký kinh doanh.
- Hoàn tất hồ sơ đăng ký tại cán bộ thụ lý ở cơ quan đăng ký kinh doanh Vương quốc Anh.
- Liên hệ cơ quan Thuế và Hải quan để đăng ký thuế giá trị gia tăng.
- Đăng ký bảo hiểm nghĩa vụ pháp lý của chủ doanh nghiệp.
Những lưu ý khi thành lập công ty tại Vương quốc Anh
Một số lưu ý dành cho bạn khi có ý định thành lập công ty tại Vương quốc Anh sau đây:
+ Bạn nên hoàn thành 2 thủ tục là xin đầu tư và thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam và ở Anh theo trình tự.
+ Thời gian để cơ quan có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ thường mất khoảng 12 ngày làm việc.
+ Để được hưởng nhiều ưu đãi khi thành lập doanh nghiệp tại Anh thì bạn cần hoàn thiện các bước để xin visa phù hợp với tư cách nhà đầu tư.
+ Trước khi bắt đầu thành lập công ty tại Anh bạn nên tìm hiểu thêm nhiều thông tin để hiểu rõ về các chính sách, quy định của chính phủ tránh vi phạm những điều không đáng có.
+ Nên chuẩn bị kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết.
+ Cần lưu ý nộp báo cáo hàng năm, báo cáo tài chính cho Cục quản lý công ty. Những tài liệu trên phải được dịch sang tiếng Anh và tuân theo biểu mẫu quy định.
+ Tuân thủ lệnh chống rửa tiền tại nước Anh.
Tóm lại, trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng khi thành lập công ty người Việt tại Anh mà Vietkieulife vừa tổng hợp đến bạn đọc. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có thêm được cái nhìn bao quát trước khi đầu tư tại một đất nước xa lạ. Chúc bạn thành công!